Top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất, nơi linh thiêng để các Phật tử khắp nơi đến viếng, cúng bái và cầu phúc.

Xuôi về miền đất phương Nam nắng ấm, du khách sẽ cảm nhận không khí yên bình, thanh thoát khi hành hương về miền đất phật Phương Nam như: thiền viện Phương Nam (Cần Thơ), Chùa Đất Sét (Sóc Trăng), Chùa Hang (Kiên Giang), Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Phú Quốc) hay miếu Bà Chúa Xứ(An Giang),…

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những ngôi chùa đẹp nhất miền tây:

Top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất

Khung cảnh trang nghiêm của Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang

Mỗi dịp đầu năm hay các ngày Lễ Phật, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương hành hương Lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, cầu mong an lành, hạnh phúc.

Sông nước Phương Nam thắm đượm tình quê với những phiên chợ nỗi, thuyền hoa rực rỡ, trái cây dồi dào vừa được hái từ vườn lắng nghe giọng hò trên sông hay đờn ca tài tử ngọt ngào đi vào lòng người chan chứa yêu thương.

1. Chùa Vĩnh Tràng tại tỉnh Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam bộ. Chùa được xây dựng pha hòa nét kiến trúc cả Âu lẫn Á.

Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam

Phía trong gian chính điện và nhà tổ của Chùa Vĩnh Tràng làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang 2

 Phía trong gian chính điện và nhà tổ của Chùa Vĩnh Tràng

2/ Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại tỉnh Cần Thơ

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vừa được khánh thành ngày 17/ 5/2014, thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung. Thiền viện được xây dựng với tổng diện tích rộng 4 ha, là Thiền viện lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long được xây dựng bằng lối kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)

Lối kiến trúc thời Lý – Trần ở ngôi chùa rộng nhất miền Tây để lại nhiều dấu ấn và cảm giác thanh bình.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ) 2

Tĩnh tọa nơi tòa sen uy nghi giữa chính điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng, cao 2 mét, nặng 3,5 tấn.

3/ Chùa Dơi ở tỉnh Sóc Trăng

Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ. Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.

Chùa Dơi là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.

Chùa Dơi (Sóc Trăng)

 Chùa Dơi là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16

4/ Chùa Kh’leang ở tỉnh Sóc Trăng

Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh’leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật – Con người – Trời của người Khmer. Đây là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách khi đến Sóc Trăng

Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình

Chùa Kh'leang ở tỉnh Sóc Trăng

Chùa Kh'leang (Sóc Trăng) 2

Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.

5/ Chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng

Bửu Sơn tự- Phật đất sét là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Miền Tây có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét. Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa.

Ngôi chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)

6/ Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.

Chùa Chén Kiểu được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa chén kiểu bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.

Mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng 2

7/ Chùa Phật Lớn tại Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.

Chùa Phật Lớn Núi Cấm - Tịnh Biên - An Giang

Chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.

Chùa Phật Lớn Núi Cấm - Tịnh Biên - An Giang 2

trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m

8/ Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, tỉnh An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc 2

Khung cảnh nhìn từ núi Sam Châu Đốc

Một vòng đeo cổ trang trí của bà chúa xứ vừa được đúc thành với số lượng “khủng” từ vàng cúng của du khách. Người dân gần xa đến xem đều thích thú và cho rằng đây là sợi dây chuyền có một không hai ở các nơi thờ tự từ trước đến nay.

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3

Cận cảnh sợi chuỗi ‘khủng’ 162 lượng vàng của Bà Chúa Xứ núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc 4

Cận cảnh sợi chuỗi ‘khủng’ 162 lượng vàng của Bà Chúa Xứ núi Sam 2

9/ Chùa Hang tại Hòn Phụ Tử, tỉnh Kiên Giang

Chùa Hang (Chùa Hải Sơn) là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.

Chùa Hang – Hòn Phụ Tử - Kiên Giang

Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử

10. Chùa Hộ Quốc tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Chùa Hộ Quốc được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp. Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.

Chùa hộ quốc Phú Quốc

Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.

Trên đây là thông tin top 10 ngôi chùa ở miền Nam được nhiều người tôn kính nhất. Chúng tôi hy vọng bạn có được những thông tin sơ lược để chuẩn bị cho chuyến đi hấp dẫn và thú vị.

Bạn muốn đi du lịch, khám phá các địa điểm du lịch thú vị trên thế giới có thể liên hệ đến chúng tôi. Chúng tôi cung cấp dịch vụ làm visa, bán vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch trong nước và quốc tế,… giá cả cạnh tranh nhất.

Nguồn: https://tinhte.vn/thread/top-10-ngoi-chua-o-mien-nam-noi-tieng-nhat.3726211/

Xin cảm ơn!

>>> Xem thêm thông tin du lịch Việt Nam: Suối Yến đẹp như tranh vẽ mùa hoa súng