Xin visa Mỹ sẽ thêm khó

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ra thêm nhiều quy đinh mới nhằm siết chặt cấp visa Mỹ. Việc xin Visa Mỹ sẽ thêm khó khi có thêm nhiều luật lệ mới.

Xin visa Mỹ sẽ thêm khó

Xin visa Mỹ sẽ thêm khó

Xin visa Mỹ có thể sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới khi Bộ Ngoại giao nước này vừa đề xuất áp dụng thêm các luật lệ mới với các đương đơn, trong đó có kiểm tra việc sử dụng tài khoản mạng xã hội.

Soi mạng xã hội để cấp visa Mỹ

Các đương đơn xin visa Mỹ phải khai mật khẩu mạng xã hội cho các Lãnh sự quán Mỹ để được xem xét hồ sơ. Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy chính sách “soi kỹ thành phần cực đoan” của Tổng thống Donald Trump với mục tiêu ngăn chặn khủng bố. Theo thông báo trên tờ Federal Register, nhật báo của chính phủ Mỹ hôm 4-5, Bộ Ngoại giao đang yêu cầu sự cho phép tạm thời từ văn phòng ngân sách của Nhà Trắng để kế hoạch có thể có hiệu lực trong vòng 180 ngày, bắt đầu từ 18-5.

Theo ước tính của cơ quan này, những tiêu chuẩn bổ sung sẽ ảnh hướng tới khoảng 65.000 đương đơn xin visa Mỹ mỗi năm, tương đương 0,5% số người xin visa Mỹ đến nước này trên toàn thế giới. Quy định mới sẽ chỉ được áp dụng cho những người cần kiểm tra thêm để xác minh mối liên hệ với khủng bố hoặc vấn đề an ninh quốc gia.

Đối tượng này sẽ bị yêu cầu cung cấp tất cả số hộ chiếu trước đây cùng các địa chỉ email, số điện thoại cũng như thông tin lý lịch trong 15 năm trở lại đây khi nộp đơn xin visa Mỹ. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ John Kelly từng nói cơ quan này sẽ cân nhắc yêu cầu người xin visa Mỹ nộp mật khẩu của các tài khoản mạng xã hội. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị loại bỏ. Thay vào đó, các đương đơn sẽ phải cung cấp tên tất cả tài khoản mạng xã hội của mình cùng những hoạt động trên đó trong 5 năm gần nhất.

Rao bán “thẻ xanh” hay Visa Mỹ thường trú

Tuy nhiên, trong lúc chính quyền ông Trump tỏ ra cứng rắn trong chính sách cấp visa Mỹ, rắc rối lại xảy đến từ chính gia đình con rể ông – cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner – liên quan tới việc dùng thẻ xanh (hay còn được gọi là visa thường trú Mỹ) để “dụ dỗ” các nhà đầu tư Trung Quốc. Chương trình Visa Mỹ EB-5 thu hút giới nhà giàu Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD để đổi lấy visa Mỹ thường trú. Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein ngày 9-5 nói Quốc hội Mỹ nên loại bỏ chương trình Visa Mỹ EB-5 để giảm thiểu những xung đột lợi ích tiềm tàng cho Tổng thống Trump và cậu rể quý Kushner.

Chương trình visa Mỹ EB-5 được thông qua hồi năm 1990 này cho phép nhà đầu tư nước ngoài và người thân được cấp thẻ xanh nếu đầu tư ít nhất 1 triệu USD (hoặc 500.000 USD ở những “vùng chỉ định”) và tạo ra hơn việc làm toàn thời gian tại nước Mỹ trong 2 năm.

Xin visa Mỹ sẽ thêm khó 2

Cô Nicole Kushner Meyer (thứ 3 từ trái sang) tại một sự kiện ở Trung Quốc hôm 7-5

Tại sự kiện hôm 6-5 ở Bắc Kinh, em gái ông Kushner, cô Nicole Kushner Meyer, giám đốc công ty của gia đình, tự tin tuyên bố trước các đại gia Trung Quốc rằng nếu đầu tư ít nhất 500.000 USD cho dự án One Journal Square của gia đình này tại bang New Jersey – Mỹ, họ có thể trở thành công dân Mỹ theo chương trình Visa Mỹ EB-5.

Hành động này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội tại Mỹ trong bối cảnh không còn ai xa lạ với cơn khát “thẻ xanh” – được biết đến như “thị thực vàng” đối với người Trung Quốc. Năm 2016, công dân Trung Quốc chiếm gần 80% số người được cấp thẻ xanh theo chương trình Visa Mỹ EB-5, tăng hơn 100 lần so với năm 2003.

Đồng thời, sự ve vãn nhà đầu tư Trung Quốc của gia đình con rể Tổng thống Trump khiến chính quyền của ông đối mặt với các câu hỏi mới về xung đột lợi ích. Gọi việc mời mọc các nhà đầu tư Trung Quốc bằng visa Mỹ EB-5 là “rất ngớ ngẩn và không thích hợp”, ông Richard Painter, cựu trưởng luật sư về đạo đức tại Nhà Trắng dưới thời chính quyền George W. Bush, nói rằng nhà Kushner rõ ràng đã ám chỉ sẽ bảo đảm “thẻ xanh” cho các nhà đầu tư Trung Quốc chịu chi tiền.

Công ty của nhà Kushner đã phải ra tuyên bố xin lỗi “vì đề cập đến ông Jared Kushner, khiến nhiều người hiểu rằng đây là cách để dụ dỗ các nhà đầu tư”.

Sắc lệnh nhập cư lại ra tòa

Các thẩm phán Tòa Phúc thẩm khu vực 4 ở TP Richmond, bang Virginia dường như có lập trường chia rẽ sau khi lắng nghe đại diện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump biện hộ về sắc lệnh hạn chế cấp visa Mỹ cho các nước Hồi Giáo hôm 8-5. Thẩm phán Robert B. King chỉ ra ông Trump chưa bao giờ phủ nhận tuyên bố được đưa ra khi tranh cử rằng sẽ ngăn người Hồi giáo vào Mỹ. Tuy nhiên, thẩm phán Paul V. Niemeyer lại chất vấn về động cơ của luật sư bên nguyên đối với hành động phản đối lệnh cấm khi cho rằng rắc rối có thể không xảy ra nếu người ký ban hành sắc lệnh là người khác.

Cuộc điều trần kéo dài gần 2 giờ nói trên diễn ra gần 2 tháng sau khi thẩm phán liên bang Theodore Chuang ở bang Maryland áp đặt lệnh ngưng thực thi phần quan trọng của sắc lệnh hạn chế cấp visa Mỹ cho các nước Hồi Giáo được chỉnh sửa. Nội dung sắc lệnh này tìm kiếm lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với công dân đến từ 6 nước có phần lớn dân là người Hồi giáo trong vòng 90 ngày, với lý do bảo vệ đất nước khỏi mối đe dọa khủng bố. Thế nhưng, thẩm phán Chuang cho rằng lệnh cấm này có thể vi hiến khi thể hiện sự phân biệt đối xử nhằm vào người Hồi giáo.

Đến tháng 3, Bộ Tư pháp kháng cáo phán quyết của thẩm phán Chuang. Tại phiên điều trần hôm 8-5, ông Jeffrey Wall, quyền tổng biện lý sự vụ Mỹ, biện hộ rằng không nên xem những tuyên bố của ông Trump về người Hồi giáo trước khi nhậm chức là bằng chứng của sự phân biệt đối xử. Ông cũng nhấn mạnh lệnh hạn chế cấp visa Mỹ cho các nước Hồi Giáo được chỉnh sửa sau khi ông Trump lắng nghe nỗi lo của các thẩm phán rằng người Hồi giáo là mục tiêu của sắc lệnh ban đầu. Đáp lại, ông Omar Jadwat, luật sư của Liên minh các quyền tự do dân sự Mỹ (ACLU), nhận định lệnh cấm không phục vụ mục đích an ninh quốc gia bởi 6 nước có tên trong danh sách trên không phải là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mỹ.

Ngoài thẩm phán Chuang, sắc lệnh mới của ông Trump còn bị thẩm phán liên bang Derrick Watson ở bang Hawaii chặn lại vì những lập luận tương tự, dẫn đến kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ. Tòa Phúc thẩm khu vực số 9 dự kiến tiến hành điều trần về phán quyết ở bang Hawaii vào ngày 15-5 tới.

Nguồn: báo Người Lao Động