Tiết lộ nền công ghiệp ‘mua bán công dân’ thông qua đầu tư
Nơi đâu trên thế giới chỉ với 250.000 USD là có thể mua được quốc tịch và được cấp hộ chiếu đến 132 quốc gia?
Năm 2006, đảo quốc nhỏ bé St Kitts & Nevis thuộc Tây Ấn, Anh (vùng Ca-ri-bê) đã lâm vào những rắc rối. Mía đường, ngành công nghiệp chủ lực của đất nước lâm vào khốn khó khi đồn điền mía đóng cửa một năm trước đó còn chính quyền thì mắc nợ nặng nề.
Mất ba giờ bay về phía nam của Miami, đất nước của 48.000 dân lúc đó chưa được nhiều người biết đến. Bài toán dành thu hút đầu tư nước ngoài trở nên nan giải với đảo quốc nhỏ bé này.
Vào lúc đó, chương trình nhập quốc tịch- thông qua-đầu tư đã trở thành kênh thu hút vốn cứu cánh cho quốc gia này.
Năm 1984, Kitts & Nevis đã đưa ra một chương trình gọi là nhập quốc tịch-thông qua-đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên phải đến khi luật sư người Thụy Sĩ, ông Christian Kalin phối hơp với chính phủ phát triển cải tiến chương trình này vào năm 2006, St.Kitts &Nevis mới thực sự được chú ý.
Chương trình Nhập Quốc tịch thông qua Đầu tư cho phép đương đơn trở thành công dân của Liên Bang St.Kitts và Nevis mà không bắt buộc phải định cư. Một khi đã có Quốc tịch, đương đơn sẽ có được hộ chiếu một cách dễ dàng.
Quốc tịch St. Kitts & Nevis có thể được cấp qua hai chương trình: đầu tư vào các dự án bất động sản được chính phủ công nhận hoặc đóng góp vào Tổ chức Đa dạng hóa ngành Công nghiệp Đường (SIDF) của Kitts.
Chỉ với $250.000, một nhà đầu tư đã có thể “mua quốc tịch” để trở thành công dân của đảo quốc này. Người mua được miễn phí visa du lịch đến 132 quốc gia, không cần tiết lộ thông tin tài chính, không bị đánh thuế thu nhập.
Với chương trình này, Kitts trở thành nơi nổi tiếng trên thế giới với mặt hàng đặc biệt: hộ chiếu.
Chương trình này đã quá thành công đến mức Kitts thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính còn trước cả người hàng xóm Caribbean. Đây thực sự là cuộc “thay máu” cho cả đảo quốc này, đưa tên tuổi của quốc gia này lên bản đồ thế giới và tài chính.
Người có công đưa chương trình đầu tư nhờ hộ chiếu đến thành công chính là luật sư người Thụy Sĩ, ông Christian Kalin cũng trở nên nổi tiếng. Trước đó, công ty Henley&Partners của ông chỉ là một hãng quản lý tài sản và tư vấn nhập cư ít người biết đến.
Ngay sau đó, thủ tướng từ khắp nơi trên thế giới đã tìm đến Kalin để xin lời khuyên, với hy vọng ông có thể tái tạo sự kỳ diệu của St. Kitts.
Nhiều nước cho phép người nước ngoài giàu có để mua thẻ cư trú thông qua những gì được gọi là chương trình đầu tư nhập cư, nhưng trước khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, St. Kitts và đảo Dominica là nơi duy nhất kinh doanh mặt hàng “quốc tịch công dân” này. Kể từ đó, năm quốc gia khác đã gia nhập vào trò chơi và trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa.
Ông Kalin đã khuyên các chính phủ Síp và Grenada thành lập chương trình đầu tư-mua-quyền công dân lần lượt vào năm 2011 và 2013. Cũng trong năm 2013, ông đã thiết kế một chương trình tương tự với Kitts cho Antigua và Barbuda.
“Điểm mấu chốt” -đó là một cụm từ Kalin hay dùng- “là nhiều quốc gia đang áp dụng chương trình mua bán quyền công dân thông qua đầu tư,” ông nói. “Và điều này rất có ý nghĩa. Tại sao không nhập quốc tịch cho các nhà đầu tư, những người đóng góp rất nhiều cho đất nước? “
Kể từ khi cải tạo các chương trình St. Kitts trong Tháng 11 năm 2006 công ty Henley trở thành doanh nghiệp thành công nhất trong ngành công nghiệp chuyển đổi quốc tịch thành hàng hóa.
Các nhà đầu tư đã chi khoảng 2 tỉ USD để mua hộ chiếu mới chỉ riêng trong năm ngoái, và dự đoán nhu cầu sẽ phát triển cùng với các cấp bậc của những người giàu ở các nước mới nổi. Không chỉ nói đến tính thuận lợi của chương trình, ông Kalin cho rằng còn liên quan đến an ninh ông nói. “Nếu bạn đến từ một đất nước có bất ổn định chính trị và muốn có một sự thay thế” thì chương trình mua hộ chiếu này có thể là một lựa chọn.
Ông Kalin không tiết lộ thông tin về doanh thu của công ty tư vấn nhập cư và quản lý tài sản Henley của mình, tuy nhiên ông cho biết trong năm 2014 , hãng này đã thu hút 4 tỉ USD đầu tư trực tiếp qua chương trình quyền công dân, trong số khách hàng có hàng ngàn siêu tỉ phú.
Những rủi ro quanh ngành công nghiệp độc đáo
Nền công nghiệp hộ chiếu này cũng vấp phải nhiều chỉ trích, có ý kiến cho rằng nó giúp giới nhà giàu tránh thuế và cung cấp thiên đường trú ẩn cho những kẻ rửa tiền.
Trong tháng sáu năm ngoái, trang Bloomberg đưa tin rằng Paul Bilzerian, một kẻ lừa đảo nổi danh phố Wall từng ngồi tù đã được cấp phép để làm thủ tục nhập tịch tại Kitts và giờ hắn đang sống tại đó.
Có nhiều quan ngại rằng những kẻ tội phạm, thậm chí là khủng bố sẽ tận dụng những chương trình như của đảo Kitts để mua hộ chiếu thứ hai.
Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo vào tháng 5/2014 rằng đảo Kitts đã cấp hộ chiếu cho những công dân mang quốc tịch Iran và giúp họ tránh được lệnh trừng phạt đang áp dụng lên quốc gia này.
Tháng 11/2014 Canada thông báo có thể ngừng cho phép công dân đảo Kitts đến du lịch mà không có visa như trước với lý do e ngại những “hoạt động quản lý xác nhận của chương trình Nhập quốc tịch thông qua Đầu tư”.
Dù vậy nền công nghiệp hộ chiếu vẫn mang không ít tai tiếng bởi tính chất nhạy cảm. Vẫn có nhiều tranh cãi liệu có nên hay không khi đưa quyền công dân trở thành một mặt hàng để trao đổi buôn bán.
Nguồn: An Ninh Tiền Tệ